BÁO ĐỘNG ĐỎ
Sau đợt mưa bão vào tháng 9 vừa qua,ốngtrongnỗilobờbiểnsạtlởcuốnnhàtha bet 88 tại Quảng Nam ghi nhận có hơn 1 km bờ biển đoạn qua thôn Trung Phường (xã Duy Hải, H.Duy Xuyên) bị sạt lở nghiêm trọng, biển ngày một lấn sâu vào đất liền. Tuyến bờ biển này sạt lở nghiêm trọng đã nhiều năm nay, chỉ tính từ năm 2013 đến nay có hơn 2 km bờ biển sạt lở và xâm thực.
Điều đáng nói, sau năm 2013 đến nay, tình trạng sạt lở diễn ra với tốc độ nhanh hơn, sóng biển công phá, đánh sập và nhấn chìm nhiều nhà cửa khiến hàng chục hộ dân buộc phải dời đến chỗ ở mới. Tuy nhiên, có một số hộ dân nằm trong vùng "báo động đỏ" vẫn chưa được di dời đến nơi an toàn.
Ông Trương Công Trực (67 tuổi, ở thôn Trung Phường) cho biết căn nhà của gia đình ông hiện chỉ cách mép sóng chừng chưa đầy 10 m. Cạnh đó, ngôi nhà của con trai ông đã bỏ hoang vì biển uy hiếp. "Căn nhà đó được vợ chồng con trai tôi dành dụm xây dựng vào năm 2015. Tuy nhiên, trong đợt mưa bão năm 2019, ngôi nhà bị thổi bay mái che, sóng biển cũng liếm sát tới vách nhà khiến vợ chồng nó phải bỏ để đi kiếm nơi ở mới. Ngôi nhà giờ chỉ nằm cách bờ biển vài ba mét, trước sau gì cũng bị triều cường quật sập, cuốn trôi ra biển", ông Trực ngao ngán nói.
Đợt mưa bão tháng 9 vừa qua, sau khi phá tan hoang khu vực ven bờ, nước biển khoét vào ngay vị trí trước nhà ông Trực tạo thành con lạch nhỏ sâu hơn 1 m. "Cứ đà sạt lở khủng khiếp như hiện nay, chẳng mấy chốc nhà tôi rồi cũng sẽ như nhiều hộ dân trước đây, bị nước biển nhấn chìm. Cứ đến mùa mưa bão, dân lại sống trong bất an, lo lắng. Nếu không có kè chắn sóng, chỉ thời gian ngắn nữa ngôi làng này cũng có nguy cơ bị xóa sổ", ông Trực thở dài.
Anh Huỳnh Thanh Mẫn (38 tuổi, ở thôn Trung Phường) cho hay nhiều hộ dân vừa góp tiền mua số lượng lớn tre để đóng cọc men theo con nước ven bờ nhằm hạn chế sức công phá của sóng biển. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, về lâu dài nhà nước cần đầu tư xây dựng bờ kè cứng.
SẼ BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ
Theo ghi nhận, hiện đoạn bờ biển qua thôn Trung Phường bị sạt lở với chiều dài hơn 1 km. Sạt lở đã tạo thành bờ vực cao gần 1 m. Đáng chú ý, có 2 nhà dân bị sạt lở gây hư hỏng; những gốc cây phi lao chắn sóng trước đó cũng bị đánh trôi nằm ngổn ngang dọc bờ biển...
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Siêm, Phó chủ tịch UBND xã Duy Hải, cho biết tình trạng sạt lở bờ biển đoạn qua thôn Trung Phường diễn ra ngày một nhanh và phức tạp. Trước năm 2018, mỗi năm sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 15 - 20 m, nhưng kể từ sau năm 2018 thì có thời điểm sạt lở ăn sâu vào đất liền gần 500 m. "Hiện nay có 35 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, trong đó 12 hộ có nguy cơ cao vì bị ảnh hưởng liền kề tiếp giáp với đoạn sạt lở. Nếu tình trạng sạt lở còn kéo dài như hiện nay thì thực sự rất nguy hiểm", ông Siêm nói.
Ông Siêm cũng cho hay địa phương đã kiến nghị với UBND H.Duy Xuyên và UBND tỉnh Quảng Nam sớm quan tâm nghiên cứu đầu tư xây dựng đoạn kè chống sạt lở bờ biển tại thôn Trung Phường nhằm ổn định cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra, xã đang làm việc với huyện về phương án bố trí tái định cư cho những hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. .